Đời sống cá nhân Daisy Greville, Bá tước phu nhân xứ Warwick

Sau khi kết hôn, bà trở thành một nữ tiếp viên nổi tiếng và một người giao thiệp rộng, thường tham dự và tổ chức các bữa tiệc và buổi họp mặt xa hoa. Hai vợ chồng là thành viên của 'Marlborough House set' do Albert Edward, Thân vương xứ Wales (Edward VII tương lai) chủ quản. Bắt đầu từ năm 1886, cũng như 'bộ luật' bất thành văn dành cho các quý tộc trong giới, Daisy đã tạo dựng các mối quan hệ với một số người đàn ông có địa vị trong xã hội, đáng chú ý nhất là Thân vương xứ Wales.[7]

Lady Warwick là tình nhân được Thân vương xứ Wales đặc biệt ưu ái, bà thường tiếp đãi ông và đoàn tùy tùng một cách xa hoa. Những người đàn ông giàu có trong xã hội London thời bấy giờ thường "chứng minh độ giàu có" của mình bằng cách hỗ trợ (về mặt tiền bạc) cho tình nhân. Cecil Rhodes đảm bảo rằng các khoản đầu tư của bà ở Tanganyika Concessions Ltd đều thắng lớn.[8] Tanganyika Concessions Ltd nổi tiếng với khả năng thao túng cổ phiếu - trong vòng vài ngày, giá cổ phiếu đã tăng từ 6 đến 13 Bảng/cổ phiếu và sau đó lại giảm mạnh.[9]

Lady Warwick yêu say đắm Lord Charles Beresford, bà đã vô cùng phẫn nộ khi biết vợ ông là Ellen Jeromina Gardner đang mang thai. Để thử thách lòng chung thủy của Lord Charles đối với mình, Daisy đã gửi một lá thư cho ông nói về vấn đề này. Daisy không biết rằng Lord Charles đã chỉ thị cho vợ mở lá thư khi ông đang tham gia chiến dịch và do đó, Ellen bắt đầu nhận thức rõ những gì đang diễn ra.

Bức thư trở thành một chủ đề gây tranh cãi, Daisy bị gán cho cái tên "Brooke thỏ thẻ".[7] Những người khác đọc thư gồm anh trai của Charles, Lord Marcus Beresford nhất trí rằng bức thư "không thể bị đưa ra ánh sáng". Lady Charles đưa lá thư cho Sir George Lewis, Tòng Nam tước thứ nhất, một luật sư kín miệng, nhằm giữ kín chuyện này. Lady Warwick lúc bấy giờ đang cố gắng nhằm nâng cao địa vị và quyến rũ Thân vương xứ Wales.

Có thể nói, vị thế của Lady Warwick đã được củng cố hiệu quả khi bà trở thành tình nhân bán chính thức của Thân vương xứ Wales. Thân vương hy vọng có thể thuyết phục Lady Charles hủy bức thư của Warwick, tuy nhiên, bà đã gửi cho Warwick một tối hậu thư: tránh xa London trong thời gian đó và bức thư sẽ được gửi trả lại. Lady Warwick từ chối yêu cầu này, Thân vương xứ Wales thậm chí khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn bằng cách ám chỉ với Lady Charles rằng vị thế của hai vợ chồng bà trong xã hội sẽ bị đe dọa. Điều này khiến Lord Charles tức giận đến mức đẩy Thân vương xứ Wales ngã xuống ghế sofa. Thân vương bỏ qua cho hành động của Sir Charles nhưng vụ bê bối đã rõ ràng khoét sâu sự căng thẳng trong mối quan hệ của cả hai. Bất đồng kéo dài cho đến khi Thủ tướng Lord Salisbury can thiệp và cả hai bên đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Edward VII và Lord Charles chưa bao giờ tốt hơn.[7]